Cảnh giác thủ đoạn và chiêu thức chiếm đoạt tài sản của tội phạm công nghệ 4.0
Tác giảMạng Viettel

Tìm hiểu và phòng tránh những chiêu thức lừa đảo công nghệ qua điện thoại và mạng xã hội. Bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè tài chính của bạn cảnh giác trước các mưu mô tinh vi của tội phạm công nghệ cao.

Cảnh giác với tội phạm công nghệ mạng

 

Thời đại công nghệ 4.0, thời đại của những chiếc điện thoại thông minh và máy tính cá nhân, công nghệ đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Chúng cho phép con người kết nối đến một số lượng thông tin khổng lồ cũng như là nguồn giải trí bất tận.

Nhưng, cùng với sự bùng nổ của mạng internet, những chiêu thức lừa đảo cũng phát triển, ngày càng tinh vi và khó lường. Những lời mời gọi hấp dẫn, việc nhẹ lương cao qua các nền tảng tin nhắn trực tuyến như zalo, telegram, facebook, ... tưởng dễ phát hiện nhưng đã khiến nhiều người đã rơi vào tình trạng "tiền mất, tật mang".

Trẻ không tha, già không thương, các nạn nhân của những kẻ lừa đảo này thường là những người không có nhiều kiến thức về công nghệ, và không nhận diện được các lời dụ dỗ, hứa hẹn của tội phạm công nghệ cao. Qua quá trình điều tra, Công an đã nhận diện và chỉ ra các chiêu thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại và trên mạng xã hội hiện nay

 

 

 

⛔️ Giả danh các cơ quan pháp luật (như Công an, Tòa án, Viện kiểm soát...) để thông báo về việc vi phạm pháp luật hoặc liên quan đến các vụ án...

⛔️ Giả danh các cơ quan doanh nghiệp (như Viễn thông, Ngân hàng, Điện lực, Thuế, BHXH, Chuyển phát...): thông báo về việc nâng cấp sim 4G, chuẩn hóa thông tin, nợ cước, nâng cấp ứng dụng, khóa sim, có bưu phẩm hoặc được tham gia chương trình khuyến mại, được tặng sim miễn phí...

⛔️ Giả danh người thân đang gặp tai nạn cấp cứaau hoặc cần vay tiền và yêu cầu chuyển tiền gấp.

⛔️ Lừa đảo về việc trúng thưởng: Gọi điện thoại thông báo rằng bạn đã trúng thưởng (xe, điện thoại,...). Yêu cầu bạn đóng phí để nhận thưởng và sau đó chiếm đoạt tiền của bạn.

⛔️ Giới thiệu tìm việc làm tại nhà (qua các kênh truyền thông xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok, Instagram... hoặc các sàn thương mại điện tử).

⛔️ Đầu tư tài chính, sàn thương mại điện tử, tiền ảo, quảng cáo lợi nhuận để thu hút người chơi, sau khi nạp số tiền lớn vào sàn thì sàn đóng cửa và bạn không rút được tiền.

⛔️ Chuyển tiền/quà từ nước ngoài về cho bạn, tặng hoặc làm từ thiện, sau đó giả danh nhân viên hải quan yêu cầu bạn đóng thuế để nhận tiền/quà.

⛔️ Cung cấp số lô, số đề để đánh: Để nhận số, bạn phải đóng phí, và nếu bạn không trúng, bạn sẽ mất phí. Nếu bạn trúng, bạn phải chia hoa hồng cho đối tác.

⛔️ Chuyển tiền nhầm để ép buộc bạn vay: Kẻ gian chuyển tiền vào tài khoản của bạn, sau một thời gian, họ yêu cầu bạn trả tiền như một khoản vay và thu lãi từ bạn.

⛔️ Lập sàn giao dịch, mua bán hàng trực tuyến ảo: Gửi liên kết để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu bạn chuyển tiền trước để đặt cọc, sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền của bạn.

⛔️ Gọi video sử dụng công nghệ Deepfake, giả mạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc người thân, bạn bè gọi điện thoại hoặc nhắn tin để yêu cầu bạn chuyển tiền. Deepfake sử dụng thuật toán để tái tạo khuôn mặt, giọng nói và biểu cảm của một người khác, sau đó tạo ra video giả mạo hoàn toàn đối tượng trong thế giới thực. Bằng cách này, họ khiến bạn tin tưởng và chuyển tiền theo yêu cầu của họ

Công nghệ deepfake được sử dụng để giả mạo cơ quan chức năng (Nguồn: Chuyển động 24h)

 

            Ngoài ra, bạn hãy tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại, số căn cước công dân (hoặc căn cước công dân), địa chỉ nhà, số tài khoản ngân hàng, hay mã OTP trên điện thoại cá nhân cho bất kỳ ai chưa được quen biết hoặc khi bạn chưa rõ về nguồn gốc và danh tính của họ. Khi nhận được tin nhắn qua các trang mạng xã hội yêu cầu vay tiền, yêu cầu mua thẻ điện thoại, hoặc đề nghị chuyển tiền để xác minh tài khoản, hãy đặc biệt cảnh giác và tuyệt đối không thực hiện các yêu cầu đó. Hãy nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện thoại trực tiếp để xác minh thông tin với người liên quan.

            Hãy thường xuyên thay đổi mật khẩu và tăng tính bảo mật cho quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội. Hãy cẩn thận và không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Đừng bao giờ chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội. Nếu bạn cần tài khoản ngân hàng công khai để thực hiện giao dịch mua bán trực tuyến, hãy đảm bảo rằng số dư trong tài khoản đó được giữ ở mức tối thiểu để tránh rủi ro bị kẻ gian tấn công và chiếm đoạt tiền của bạn.

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận